Đưa WordPress lên host – Di chuyển dữ liệu từ localhost lên hosting

Cập nhật lần cuối vào

Bài viết hướng dẫn đưa WordPress lên host này có nội dung khá dài. Mình phân ra làm 2 trang cho các bạn tiện theo dõi. Sau này mình sẽ bổ sung thêm video hướng dẫn cho các bạn dễ hình dung. Mình không thể viết ra từng phần chi li hết được. Các bạn theo dõi tiếp nội dung của bài viết nhé.

Upload dữ liệu lên hosting bằng FileZilla

Giao diện của phần mềm với những khung riêng biệt. Khung ngang trên cùng là để hệ thống thông báo công việc đang làm và các lệnh thực thi. Bạn không cần quan tâm đến khung này nhiều.

Khung trạng thái kết nối FileZilla

Khung hiển thị trạng thái này bạn dùng để kiểm tra là chính. Nếu như các kết nối bị lỗi thì nó sẽ thông báo lên đây. Bạn sao chép lỗi và tìm kiếm trên Google để tìm giải pháp khắc phục.

Quản lý cây thư mục bằng FileZilla

Tiếp đến là 2 khung bên trái. Các khung này sẽ liệt kê danh sách các thư mục và tập tin trên máy tính của bạn. 2 khung bên phải thì liệt kê danh sách các thư mục và tập tin trên hosting của bạn. Và cả 2 loại khung này đều có điểm chung là khung trên bạn chỉ cần click chuột 1 lần vào thư mục thì bên dưới sẽ hiện ra thư mục con và tập tin bên trong thư mục bạn vừa click. Còn khung bên dưới thì bạn phải click chuột 2 lần để vào bên trong thư mục ấy.

Quản lý cây thư mục và tập tin FileZilla

Bạn quan tâm tới 2 khung này là chính. Trước khi thực hiện upload thì các bạn nhớ chọn đường dẫn cho phù hợp. Bạn xem đường dẫn trên Local site và Remote site xem có đúng hay chưa. Đôi lúc bạn đặt tên thư mục trùng và upload nhầm thì web sẽ không hoạt động được.

Danh sách hàng đợi, danh sách tải lên lỗi và thành công

Khung cuối cùng nằm ngang bên dưới là để hiển thị danh sách các tập tin và thư mục đang chờ được xử lý. Cái này cũng chỉ để theo dõi thôi. Bạn không cần chú ý nhiều. Bạn có thể ẩn nó đi bằng cách nhấn vào cái nút có nền đậm với 2 mũi tên màu xanh lá chỉ qua bên phải và màu xanh dương chỉ qua bên trái.

Danh sách hàng đợi, tập tin tải lên bị lỗi hoặc thành công

+ Queued files: là danh sách hàng đợi. Các tập tin đang tải lên hoặc tải xuống đều liệt kê ở đây.
+ Failed transfers: danh sách các tập tin tải lên hoặc tải xuống bị lỗi.
+ Successful transfers: danh sách các tập tin tải lên hoặc tải xuống thành công.

Đưa WordPress lên host đúng cách

Giờ bạn đã đến bước cuối cùng trong khâu đưa WordPress lên host rồi. Bạn muốn đưa thư mục hoặc tập tin lên hosting thì bạn phải chọn đích đến là thư mục nào bạn muốn lưu trên hosting trước. Sau đó duyệt tập tin và thư mục trên máy tính của bạn. Cuối cùng bạn nhấn chuột phải và Upload.

Thông thường, thư mục gốc của tên miền của bạn sẽ có tên là public_html. Nếu bạn muốn cài đặt blog trên thư mục gốc của tên miền thì hãy upload toàn bộ các tập tin cài đặt của WordPress lên thư mục này.

Cài đặt WordPress trên thư mục gốc hoặc thư mục con

Bạn có thể đưa WordPress lên host cài đặt trong thư mục gốc của tên miền hoặc thư mục con. Nếu bạn muốn tạo blog giống như Học WordPress với thư mục con bên trong thư mục gốc thì bạn cũng có thể làm được bằng cách tạo trước thư mục con trên hosting và sau đó upload các file cài đặt lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo trước một thư mục trên máy tính của bạn và bỏ các tập tin cài đặt vào đó rồi upload lên host sau.

Ví dụ, sau khi bạn tải tập tin nén của bộ nguồn WordPress về máy tính. Bạn giải nén và sẽ nhận được một thư mục có tên là wordpress. Nếu bạn muốn cài đặt blog nằm ở thư mục gốc của tên miền thì bạn vào bên trong thư mục wordpress và upload toàn bộ các thư mục con và tập tin lên thư mục public_html của hosting.

Nếu bạn muốn cài đặt theo kiểu thư mục con thì hãy vào thư mục public_html của hosting. Sau đó click chuột phải vào thư mục wordpress phía trên và nhấn Upload. Sau khi đã upload toàn bộ lên hosting rồi thì bạn hãy đổi tên thư mục wordpress thành tên gì bạn thích. Bạn cũng có thể làm ngược lại bằng cách đổi tên trước và upload sau, nói chung làm sao thấy tiện là được.

Sau khi mọi thứ đã hoàn thành thì bạn có thể đọc lài bài hướng dẫn cài đặt WordPress mà mình đã viết trước đó để tiến hành cài đặt trang của bạn.

Tóm lại

Vậy là sau bài viết này bạn đã biết cách sử dụng phần mềm FileZilla để quản lý tập tin và thư mục trên hosting. Bạn đã biết cách đưa blog WordPress lên hosting để cài đặt. Bài viết này sẽ là nền tảng cho những lần sau bạn làm việc với hosting. Nói chung thì nó cũng khá giống với localhost. Thay vì bạn làm việc trực tiếp trên máy tính thì phải thông qua FTP client.

Hy vọng bài viết hướng dẫn đưa WordPress lên host này sẽ giúp ích được cho bạn. Đây có thể là bài viết có nội dung dài nhất trên blog HocWP cho đến thời điểm hiện tại. Kiến thức bên trong khá nhiều. Nếu chỗ nào bạn chưa làm được thì hãy để lại bình luận cho mọi người trợ giúp nhé. Chúc bạn thành công.

1/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest

23 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tiểu Huy
Tiểu Huy
10 năm trước

bạn nên cho thêm 1 số hình ảnh minh họa tương ứng để đọc bài thấy hứng thú và dễ hiểu hơn, mình thấy nhiều chữ quá

Sinh
Sinh
9 năm trước

Sáu ơi ! mình mới làm wordpress, mình đã thực hiện 2 site ở localhost, nhưng khi đưa lên host thì bị lỗi trắng trang, mặc dù kg có bất kỳ thay đổi nào và đảm bảo cấu hình database và link đầy đủ. Xin cho mình hướng dẫn với. Nếu được cho mình xin thông tin contact trực tiếp được kg ạh.
yahoo và skype của mình: nguyenphuongsinh mong được giúp đỡ.
Thân ái!

vane van
vane van
9 năm trước

Máy em win xp sp2, khi cài FileZilla nó hiện lên thông báo:
unsupported operating system
và không cài được, có cách nào khắc phục mà không phải cài lại win không anh?

Trung Duc
9 năm trước

Mình nghĩ bạn làm video tutorial sẽ tốt hơn 🙂

maitran
9 năm trước

Chào bạn, khi mình connect được trong FileZilla thì ko thấy có folder public_html. Mình phải làm thế nào? Cảm ơn bạn.

gialuot
gialuot
9 năm trước

các pro ơi, mình úp lên nó báo lỗi kết nối cơ sở dữ liệu thì chỉnh ra lam sao?

Nguyen thanh huong
Nguyen thanh huong
8 năm trước

Tai khoan ftp co trung voi username va password cua ten mien khong, hoac trung voi tai khoan dang nhap vao hosting

lê tuấn anh
lê tuấn anh
8 năm trước

mình đã làm theo các bước trên, làm đi làm lại và nó báo là disconnected from server :((

lê tuấn anh
lê tuấn anh
8 năm trước

vẫn không được ạ. :(( nếu bị disconnected như thế là do mình làm sai đúng không ạ?

Việt
Việt
8 năm trước

mình bị lỗi CSDL, up lên nó bảo #1115 – Unknown character set: ‘utf8mb4’

Phát phạm
7 năm trước

Mình cảm ơn, nhưng thử rồi thì thấy giao diện có chút problem http://phodongchuyennhuong.com/

Nhật
Nhật
6 năm trước

chưa nói thêm cách up database lên nữa :v gặp gà mờ là đập đầu vào tường luôn