HeidiSQL là phần mềm hữu ích dành cho các lập trình viên trong khâu quản trị hệ thống máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu MySQL, Microsoft SQL hay PostgreSQL. Nó có thể giúp bạn kết nối tới database trên server cũng như tạo, chỉnh sửa và còn nhiều tiện ích khác nữa. Ngoài các chức năng thông dụng của một trình quản trị cơ sở dữ liệu ra thì bạn có thể sử dụng HeidiSQL cho việc xuất dữ liệu ra bên ngoài với nhiều định dạng khác nhau.
Trong bài viết này mình sẽ không đề cập đến các tính năng quản trị chính của HeidiSQL, mình chỉ giới thiệu đến các bạn tính năng sao lưu cơ sở dữ liệu đề phòng lúc gặp sự cố. Dĩ nhiên thì phần mềm HeidiSQL sẽ làm được mọi việc như bạn đang truy vấn trên database server thực thụ.
Link tải HeidiSQL: https://goo.gl/BtJUA9
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là tải phần mềm HeidiSQL về máy tính trước, hiện tại đang là phiên bản HeidiSQL 9.4 – cập nhật ngày 20/10/2016. Bạn có thể tải bản cài đặt hoặc tải bản dùng ngay không cần cài đặt cho nhanh.
Sau khi bạn đã tải phần mềm về máy và cài đặt thành công thì bạn mở phần mềm này lên, bạn sẽ thấy cửa sổ Session manager hiển thị như hình ảnh bên trên. Bạn nhấn nút New ở góc bên trái để tạo session mới, chọn hệ thống máy chủ của bạn (Network type), nếu bạn đang dùng WordPress trên XAMPP thì bạn sẽ chọn Network type là MySQL (TCP/IP), điền các thông số kết nối đến server. Sau cùng là bạn nhấn nút Open để mở session hiện tại.
Xem thêm: Export cơ sở dữ liệu trên XAMPP bằng PHP
Sau khi mở session lên thì bạn vào menu Tools → Export database as SQL
, một cửa sổ mới sẽ hiện lên cho phép bạn sao lưu cơ sở dữ liệu về máy tính. Ô bên trái là tất cả các cơ sở dữ liệu trên server của bạn mà người dùng hiện tại có thể quản trị. Bạn chọn cơ sở dữ liệu muốn sao lưu hoặc chọn tất cả cơ sở dữ liệu.
Tiếp đến, trong tab SQL export ở khung bên phải, bạn điền vào đường dẫn thư mục (Directory) để sao lưu dữ liệu vào, chọn kiểu định dạng (Output) để xuất cơ sở dữ liệu ra bên ngoài. Ở trong mục chọn Output này có rất nhiều lựa chọn, bạn có thể chọn để xuất ra tập tin .sql đơn, hoặc lưu theo dạng mỗi tên cơ sở dữ liệu sẽ được lưu vào một thư mục con khác nhau.
- Sao lưu toàn bộ dữ liệu trên XAMPP
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu với plugin UpdraftPlus
- Hướng dẫn sao lưu dữ liệu trên cPanel
- Cài đặt và sử dụng MySQLDumper
Cuối cùng là bạn sẽ nhấn vào nút Export bên góc dưới bên phải màn hình để hoàn tất việc xuất cơ sở dữ liệu. Như vậy là bạn đã có thể sao lưu cơ sở dữ liệu dự phòng trên server của bạn, với phần mềm này bạn có thể sao lưu tất cả cơ sở dữ liệu chỉ trong vòng vài cú click chuột, nó sẽ giúp bạn sao lưu toàn bộ cơ sở dữ liệu trên XAMPP một cách nhanh chóng thay vì vào phpMyAdmin để backup từng cái một như trước đây bạn vẫn hay làm. Chúc bạn thành công.