Thời gian trôi qua rất nhanh, mới đó mà đã chuẩn bị sang năm 2019 rồi. WordPress đã có tuổi đời hơn 15 năm. Dự kiến trong năm 2019 WordPress sẽ có nhiều thay đổi kể từ khi cho ra mắt phiên bản 5.0. Bài viết này mình sẽ giới thiệu cho bạn một vài bí mật để tăng tốc WordPress tốt nhất 2019.
Nếu bạn hay theo dõi blog HocWP thì chắc bạn cũng biết mình đã từng viết khá nhiều thủ thuật tăng tốc cho WordPress rồi. Hôm nay, trong bài này mình sẽ bổ sung thêm nhiều ý tưởng mới, bạn có thể áp dụng để giảm thời gian load trang blog của mình.
Mục lục nội dung
Bí mật để tăng tốc WordPress trong năm 2019
Tốc độ luôn là vấn đề sống còn của trang web. Nếu trang web bạn load nhanh thì sẽ được người dùng và các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn. Ngược lại, nếu trang web của bạn load chậm thì người ta ít thèm vào hơn.
Bên dưới là những cách bạn có thể tham khảo để áp dụng tăng tốc cho WordPress 2019, bạn chỉ cần áp dụng một vài trong số này cũng được rồi:
1. Chọn nhà cung cấp hosting tốt và một gói hosting phù hợp
Hosting là thứ được đặc lên hàng đầu. Nó cũng giống như ngôi nhà của bạn vậy, hosting phải thật sự tốt thì bạn mới có thể làm các thứ khác được. Cho dù bạn có cố gắng đến đâu nhưng mua phải hosting lởm và gặp nhà cung cấp tồi thì bạn không thể tăng tốc cho WordPress được.
Bạn nên chọn một nhà cung cấp hosting chất lượng. Tiếp đến là chọn một gói hosting phù hợp vời thực trạng trang web của bạn. Nên chú ý tới tham số CPU và RAM khi chọn mua hosting. Các gói shared hosting càng thấp thì chất lượng càng kém. Bạn có thể lựa chọn các nhà cung cấp hosting nước ngoài thay vì Việt Nam.
2. Chọn giao diện và plugin phù hợp
Sau bước chọn hosting thì bạn cũng nên chọn giao diện phù hợp. Một giao diện tốt sẽ giúp trang của bạn chạy nhanh, ổn định và tốt cho SEO. Nếu ví hosting là ngôi nhà của bạn thì giao diện và plugin cũng giống như quần áo và phụ kiện vậy.
Hãy chọn cho mình một giao diện đơn giản, tải nhanh, không cầu kỳ. Chỉ nên cài đặt các plugin cần thiết chứ không nên thích đâu thì cài đó. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem plugin đó có hoạt động ổn định và được nhiều người sử dụng hay không.
3. Sử dụng plugin cache
Cài đặt plugin cache là phương pháp hiệu quả để tăng tốc WordPress. Thị trường plugin cache đã phát triển rất mạnh, có khá nhiều cái tên cho bạn lựa chọn như: WP Supper Cache, W3 Total Cache hay LiteSpeed Cache. Tuy nhiên, thời gian trôi qua thì có nhiều điều mới mẻ. Mình đã thấy sự ra đời của plugin WP Fastest Cache đang dần chiếm thị phần của các plugin cache khác.
Với kinh nghiệm 10 năm sử dụng WordPress của mình. Mình khuyến nghị bạn nên chuyển sang thử dùng plugin WP Fastest Cache. Đây là plugin ra đời sau, tuy hiện tại chưa có nhiều người sử dụng như các đàn anh, đàn chị. Nhưng bởi khả năng cache của nó quá ấn tượng, cách sử dụng lại cực kỳ đơn giản nó đã thật sự gây ấn tượng với mình. Bên cạnh bản miễn phí thì có cả bản premium cho bạn lựa chọn.
4. Sử dụng CDN
Mình đã khuyến khích bạn dùng hosting nước ngoài thì CDN là cái không thể thiếu. Sử dụng CDN sẽ giúp trang của bạn load nhanh hơn theo từng khu vực người dùng. Ví dụ như bạn mua hosting có server tại Mỹ, khách của bạn chủ yếu là ở Việt Nam. Khi bạn kích hoạt CDN thì khách sẽ truy cập ở các server gần Việt Nam nhất thay vì phải lấy dữ liệu trực tiếp từ server bên Mỹ. Việc này sẽ giúp trang của bạn tải nhanh hơn nhiều lần. Bạn có thể thử dịch vụ CDN miễn phí của Cloudflare, nếu ưng ý thì có thể mua bản trả phí.
5. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
Bất kỳ một trang web động nào, muốn chạy được đều phải có cơ sở dữ liệu. Hãy luôn đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu của bạn đủ sạch để hệ thống không mất thời gian tìm kiếm thông tin bên trong. Mình lấy ví dụ, nếu bạn có 1MB dữ liệu không cần thiết trong cơ sở dữ liệu, trang web của bạn có 5000 người truy cập mỗi ngày thì bạn sẽ phải tốn tới gần 5GB dữ liệu thừa thải. Hosting của bạn phải tốn thời gian để xử lý mớ dữ liệu thừa này, người dùng sẽ mất thời gian vì sự phản hồi chậm từ máy chủ của bạn.
6. Tối ưu hóa hình ảnh, CSS và Javascript
Đây là 3 thứ chính làm trang web của bạn mất điểm trên các công cụ đo tốc độ website. Hãy luôn nén hình ảnh trước khi upload lên blog WordPress. Bạn có thể sử dụng các plugin để làm việc này. Mình gợi ý cho bạn sử dụng plugin Smush Image Compression and Optimization.
Nếu bạn biết một ít về code, hãy luôn đặt CSS ở thẻ head của trang và Javascript ở cuối trang, trước khi kết thúc thẻ body. Sử dụng các plugin nén CSS và Javascript để giảm thiểu dung lượng file. Ngoài ra thì bạn cũng có thể bật luôn tính năng nén HTML nhé.
7. Load trang theo kiểu AJAX, tách database riêng, bật lazyload
Load trang theo dạng AJAX là một trong những thủ thuật để giảm bớt thời gian load trang. Nếu bình thường hệ thống phải xử lý tuần tự từ trên xuống dưới thì khi bạn dùng AJAX, các nội dung bên trong sẽ load sau. Nghĩa là hệ thống sẽ không phải đợi thời gian để load từ trên xuống dưới. Toàn bộ khung sườn trang web của bạn sẽ được load trước và nội dung bên trong sẽ tải sau.
Nếu bạn có điều kiện, hãy tách cơ sở dữ liệu của bạn ra chạy trên một server riêng. Cái này áp dụng cho các trang web lớn rất hợp lý. Nó sẽ giảm tải bớt cho server của bạn. Thay vì toàn bộ dữ liệu và cơ sở dữ liệu chạy trên cùng 1 server thì bạn tách database và file ra riêng, lưu trữ trên 2 server khác nhau.
Cài đặt plugin Lazyload để tải trang theo từng đợt. Nội dung hiển thị trên màn hình sẽ được tải trước, các phần khuất sẽ tải sau khi bạn kéo thanh cuộn xuống dưới hoặc lên trên.
Kết luận
Bên trên là một vài mẹo giúp bạn tăng tốc WordPress 2019. Bạn có thể tìm đọc lại bài viết tăng tốc cho WordPress mình đã đăng trước đó để tham khảo thêm.
Vẫn còn rất nhiều thứ bạn có thể làm để giúp trang web của bạn tải nhanh hơn. Bạn có thể áp dụng một vài cách bên trên chứ không cần làm hết. Đương nhiên, nếu áp dụng toàn bộ thì sẽ rất tốt. Hãy để lại bình luận của bạn nếu bạn có phương pháp nào khác hay hơn để tăng tốc cho WordPress. Đừng quên chia sẻ bài viết đến bạn bè nhé. Chúc bạn thành công.
tuyệt cú mèo, cám ơn anh
Hy vọng giúp ích được cho bạn.
Cảm ơn anh, bài viết rất hay. Nhờ bài viết này mà website em có load nhanh hơn trước.
WP Fastest Cache này vs rocket 1h cái nào tốt hơn ad?
Mình đang có mấy cái chưa tối ưu được là 2 file: google-analytics với googletagmanager. Ad có cách nào không?
E cũng gặp lỗi đó. k biết làm sao tối ưu dc. nản ghê
Mới đây thấy google cập nhật lại pagespeed đánh giá chỉ số theo lighthouse.
Các chỉ số tụt hẳn, bác nào tối ưu được chưa.
Cảm ơn add. Tối về tăng tốc thử xem sao.
Đã thử chưa bạn?
Cảm ơn add. Bài viết rất hay ạ. Em sẽ thử. Blue Bull. công ty blue bull capital.
Mình thấy không tăng lên bao nhiêu nhỉ 🙁
Đang dùng LiteSpeed Cache và cảm thấy ko ưng ý lắm