Bạn đang muốn tạo subdomain cho trên miền của bạn trên hosting cPanel nhưng subdomain không hoạt động được. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách tạo và sử dụng subdomain trên hosting cPanel, về cách thức làm việc thì đối với hosting DirectAdmin cũng có các bước như thế, nhưng vị trí của từng phần thì nó nằm khác nhau mà thôi.
Đầu tiên thì bạn phải có thông tin đăng nhập hosting, bạn truy cập vào hosting theo đường dẫn mà nhà cung cấp đã thông báo cho bạn, hoặc truy cập bằng cách gõ vào tên miền của bạn /cpanel.
Sau khi đăng nhập thành công vào hosting cPanel thì bạn sẽ thấy được thông tin bảng điều khiển như hình bên dưới mình giới thiệu, nếu như bạn thấy giao diện không giống như hình bên dưới thì cũng không sao vì dạo gần đây cPanel có hỗ trợ thêm giao diện phẳng cho người dùng lựa chọn.
Bàn tìm mục Domains và sau đó là vào link Subdomains, để tạo được subdomain cho tên miền của bạn thì còn phù thuộc vào hosting của bạn có hỗ trợ hay không nữa nhé, nếu bạn mua gói hosting mà không cho phép tạo subdomain thì bạn sẽ không tạo được trong này.
Như hình bên trên bạn sẽ thấy được 2 mục, đó là mục tạo subdomain và mục quản lý các subdomain bạn đã tạo. Một subdomain sẽ có dạng là dichvu.tenmienchinh.com, như vậy bạn gõ vào tên subdomain mà bạn muốn tạo, lựa chọn tên miền chính của subdomain này và lựa chọn đường dẫn (thông thường thì đường dẫn sẽ để mặc định).
Ví dụ ở đây mình tạo subdomain với tên là dichvu, mình chọn tên miền chính là hocwp.net thì đường dẫn của nó sẽ là public_html/dichvu (đường dẫn này hosting sẽ tự động tạo cho bạn). Nếu sau khi tạo và cấu hình thành công thì bạn sẽ có được một tên miền con mới với địa chỉ là http://dichvu.hocwp.net.
Sau khi khởi tạo thành công một subdomain thì tên miền con này sẽ được liệt kê vào danh sách bên dưới, bạn nhìn sang bên phải của mỗi dòng sẽ có chức năng tạo Manage Redirection và xóa subdomain. Nếu bạn muốn xóa tên miền con vừa tạo thì bạn nhấn vào link Remove, nếu bạn muốn tạo chuyển tiếp từ tên miền con này đến một địa chỉ khác thì bạn chọn Manage Redirection.
Tiếp đến, bạn quay ra ngoài trang chủ của hosting và tìm tới mục Domains như lúc nãy và lần này thì bạn vào link Advanced DNS Zone Editor. Đối với một vài hosting, sau khi bạn khởi tạo xong subdomain như bên trên thì hệ thống sẽ tự động cấu hình DNS để cho tên miền của bạn hoạt động, nhưng trường hợp bạn đợi hồi lâu nhưng vào tên miền vẫn không thấy hiển thị thì bạn làm xuống bước bên dưới.
Bạn điền thông tin vào các ô trống bên trên, đối với subdomain thì bạn sẽ tạo một bảng ghi với thể loại là A, các thông số thì bạn có thể tham khảo như trong bảng có sẵn của hosting. Sau khi bạn tạo xong bảng ghi thì hãy ngồi xuống và chờ đợi để hệ thống cập nhật, bạn thử tạo một tập tin index.php và xuất ra vài dòng văn bản trong này, khi truy cập vào địa chỉ tên miền con của bạn trên trình duyệt mà bạn thấy các dòng chữ này thì kết quả bạn đã tạo subdomain thành công.