Đưa WordPress lên host – Di chuyển dữ liệu từ localhost lên hosting

Cập nhật lần cuối vào

Sau khi bạn hoàn thiện mọi thứ trên localhost thì bạn sẽ tiến hành đưa WordPress lên host. Công đoạn này rất cần thiết và bạn phải đảm bảo thao tác chính xác. Di chuyển WordPress từ localhost lên hosting thật để trang của bạn hoạt động online cho mọi người cùng truy cập.

Đưa WordPress lên host

Xin chào, vậy là sau hơn 1 tuần mình dành riêng cho bạn thời gian để lựa chọn tên miền và hosting cho WordPress rồi. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục công việc với bài viết có nội dung liên quan đến cách upload WordPress lên hosting.

Đưa WordPress lên hosting hay nói gọn là đưa WordPress lên host có nghĩa là up dữ liệu của bạn từ localhost lên hosting thật. Bạn cần phải có tên miền và hosting mua trước. Tên miền của bạn cũng phải được trỏ về hosting trước đó rồi nhé.

Đưa WordPress lên host – Di chuyển dữ liệu từ localhost lên hosting

Quá trình đưa WordPress lên host cũng đơn giản. Bạn có thể chọn upload trực tiếp dữ liệu qua trình quản lý tập tin của hosting. Hoặc bạn cũng có thể upload thông qua phần mềm FTP Client. Hoặc bạn cũng có thể đưa WordPress lên hosting bằng cách gõ đường dẫn FTP vào My Computer và đăng nhập trên máy tính của bạn.

Nói như vậy có nghĩa là bạn sẽ có rất nhiều cách để upload dữ liệu lên hosting. Trong bài hướng dẫn này mình sẽ chỉ giới thiệu đến bạn cách upload dữ liệu lên hosting thông qua phần mềm FileZilla. Đây là một trong số những phần mềm mình yêu thích nhất trong quá trình làm web.

Tìm hiểu thêm một chút về FTP Client

Đây là phần không thể thiếu khi ta làm việc với hosting. Có nhiều bạn bảo rằng không cần phần mềm vẫn có thể đưa các tập tin cài đặt lên trên host. Điều nay không sai. Bạn có thể sử dụng trình duyệt web và đăng nhập vào bảng điều khiển để upload tập tin. Nhưng cách này không chuyên nghiệp cho lắm. Bạn hãy làm công việc này bằng cách sử dụng phần mềm FTP Client.

https://www.youtube.com/watch?v=GhvJVyUtBiY

Đầu tiên, mình xin nói sơ qua về định nghĩa FTP là gì? FTP 3 chữ viết tắt của cụm từ File Transfer Protocol. Dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là giao thức truyền tải tập tin. Thiệt ra thì bạn không cần hiểu sâu về cái này. Bạn chỉ cần biết cách sử dụng phần mềm mà thôi. FTP client là phần mềm cho phép bạn kết nối với ổ cứng trên hosting thông qua một tài khoản FTP.

Có rất nhiều phần mềm FTP client cho bạn lựa chọn. Nhưng ở đây mình chỉ giới thiệu đến bạn một phần mềm duy nhất đó là phần mềm với cái tên FileZilla.

Đưa WordPress lên host bằng phần mềm FileZilla

FileZilla là một trong những phần mềm miễn phí tốt nhất hiện nay cho phép bạn quản lý tập tin trên hosting. Đầu tiên, bạn phải tải bản cài đặt của FileZilla về máy tính.

Tải FileZilla 64bit cho Windows

Sau khi bạn đã tải xong bộ cài đặt về máy tính. Bạn mở tập tin này lên để tiến hành cài phần mềm vào máy. FileZilla được lưu trữ trên dịch vụ của SourceForge, vậy nên trong quá trình cài đặt họ sẽ đưa ra gợi ý các phần mềm miễn phí cho bạn cài đặt lên máy tính. Nếu bạn không thích cài thêm những phần mềm này thì hãy bỏ qua bằng cách nhấn vào nút Decline.

Cài đặt phần mềm FileZilla

Bạn mở tập tin cài đặt FileZilla lên. Tập tin cài đặt sẽ có tên đại loại như FileZilla_x.x.x_win64-setup_bundled.exe. Nếu bạn đang dùng trên Windows 7 hoặc các phiên bản hệ điều hành Windows sau này. Hệ thống sẽ hiển thị lên bảng thông báo User Account Control (UAC). Bạn chỉ cần nhấn Yes để tiếp tục cài đặt nhé.

Xác nhận điều khoản dịch vụ FileZilla

Tiếp tục bạn nhấn vào nút I Agree để nhấp nhận điều khoản dịch vụ của họ. Sau khi chấp nhận điều khoản thì bạn cứ thế mà nhấn Next cho đến khi hệ thống cài đặt xong. Nếu trong quá trình cài đặt họ có hỏi cài thêm mấy phần mềm linh tinh khác thì nhấn Decline hoặc No nhé. Cuối cùng là bạn nhấn nút Finish với tùy chọn chạy phần mềm sau khi hoàn thành. Và thế là bạn đã thấy được giao diện của phần mềm rồi đấy.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm FileZilla

Cũng như mọi phần mềm thông thường khác. Bạn sẽ thấy thanh menu, thanh công cụ và những gì liên quan khác trên màn hình. Cách sử dụng phần mềm này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý một chút là được. Mình sẽ bổ sung video cho các bạn dễ hình dung hơn.

Kết nối với hosting bằng tài khoản FTP

Ở đây bạn chỉ cần chú ý đến các ô textbox với các tên Host, Username, Password, Port được đặt trước các ô.

Giao diện phần mềm FileZilla

Những thông tin trên sẽ được nhà cung cấp hosting gửi cho bạn khi bạn mua host của họ. Thông thường Host ở đây là một địa chỉ IP, nếu nhà cung cấp dịch vụ có hỗ trợ đăng nhập bằng tên miền thì bạn cũng có thể sử dụng.

Còn lại UsernamePassword thì đấy chính là tài khoản đăng nhập FTP. Cái này bạn phải chắc chắn là điền đúng mọi thứ nha. Cuối cùng là thông tin Port của FTP. Mặc định sẽ là port 21 nên các bạn không cần điền. Nếu nhà cung cấp dịch vụ hosting có gửi số port khác thì bạn hãy điền vào ô này.

Cuối cùng là bạn nhấn vào nút Quickconnect để đăng nhập vào hosting. Nếu bạn đăng nhập thành công thì bạn sẽ thấy thông tin các thư mục ở 2 cửa sổ nằm bên tay phải. Phần mềm sẽ lưu lại thông tin đăng nhập. Do vậy lần sau khi bạn đăng nhập thì hãy nhấn vào cái nút nhỏ có hình mũi tên chỉ xuống bên phải nút Quickconnect, sẽ có danh sách các lượt đăng nhập của bạn. Bạn chỉ cần chọn hosting muốn đăng nhập và nhấn vào đấy.

Quản lý danh sách kết nối FTP

Kiểu kết nối nhanh chỉ dành cho các trường hợp khẩn cấp. Các bạn nên tạo danh sách quản lý các tài khoản FTP bằng Site Manager của FileZilla. Các bạn vào menu File → Site Manager… hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S.

Quản lý kết nối FTP FileZilla

Các bạn tạo trang web và điền thông tin kết nối FTP như thông thường. Bạn cũng điền Host, User và Password. Nếu kết nối thử mà không được thì bạn quay lại chọn mục Encryption thành Only use plain FTP (insecure).

1/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest

23 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tiểu Huy
Tiểu Huy
10 năm trước

bạn nên cho thêm 1 số hình ảnh minh họa tương ứng để đọc bài thấy hứng thú và dễ hiểu hơn, mình thấy nhiều chữ quá

Sinh
Sinh
10 năm trước

Sáu ơi ! mình mới làm wordpress, mình đã thực hiện 2 site ở localhost, nhưng khi đưa lên host thì bị lỗi trắng trang, mặc dù kg có bất kỳ thay đổi nào và đảm bảo cấu hình database và link đầy đủ. Xin cho mình hướng dẫn với. Nếu được cho mình xin thông tin contact trực tiếp được kg ạh.
yahoo và skype của mình: nguyenphuongsinh mong được giúp đỡ.
Thân ái!

vane van
vane van
10 năm trước

Máy em win xp sp2, khi cài FileZilla nó hiện lên thông báo:
unsupported operating system
và không cài được, có cách nào khắc phục mà không phải cài lại win không anh?

Trung Duc
10 năm trước

Mình nghĩ bạn làm video tutorial sẽ tốt hơn 🙂

maitran
10 năm trước

Chào bạn, khi mình connect được trong FileZilla thì ko thấy có folder public_html. Mình phải làm thế nào? Cảm ơn bạn.

gialuot
gialuot
10 năm trước

các pro ơi, mình úp lên nó báo lỗi kết nối cơ sở dữ liệu thì chỉnh ra lam sao?

Nguyen thanh huong
Nguyen thanh huong
9 năm trước

Tai khoan ftp co trung voi username va password cua ten mien khong, hoac trung voi tai khoan dang nhap vao hosting

lê tuấn anh
lê tuấn anh
9 năm trước

mình đã làm theo các bước trên, làm đi làm lại và nó báo là disconnected from server :((

lê tuấn anh
lê tuấn anh
9 năm trước

vẫn không được ạ. :(( nếu bị disconnected như thế là do mình làm sai đúng không ạ?

Việt
Việt
9 năm trước

mình bị lỗi CSDL, up lên nó bảo #1115 – Unknown character set: ‘utf8mb4’

Phát phạm
8 năm trước

Mình cảm ơn, nhưng thử rồi thì thấy giao diện có chút problem http://phodongchuyennhuong.com/

Nhật
Nhật
7 năm trước

chưa nói thêm cách up database lên nữa :v gặp gà mờ là đập đầu vào tường luôn