Nếu mạng máy tính nhà bạn tự nhiên bị chậm thất thường thì bạn có thể nghĩ ngay đến chuyện một trong số các thiết bị nhà bạn đã bị hacker chèn mã độc. Theo một công bố gần đây nhất của CloudFlare thì số lượng các thiết bị Internet of Things (IoT) đang bị các hacker chiếm dụng để tạo botnet sử dụng cho việc tất công DDoS, trong đó số lượng các camera an ninh chiếm rất nhiều.
Lĩnh vực bảo mật mạng là vô cụng rộng lớn, bạn không thể nào kiểm soát được tất cả các mối nguy hiểm, bạn chỉ có cách là phòng chống được cái nào thì hay cái đó và luôn đặt mình ở trong tư thế chủ động, khi xảy ra sự việc thì có cách khắc phục nhanh chóng nhất.
Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật phát triển, thị trường Công nghệ Thông tin bùng nổ, số lượng người sử dụng và các thiết bị có kết nối mạng internet tăng nhanh, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các hacker lợi dụng nhằm trục lợi cho riêng mình.
Tất công DDoS hay chúng ta hay gọi theo Tiếng Việt là tấn công từ chối dịch vụ, đây là kiểu tấn công mà các hacker sẽ gửi truy vấn liên tục tới máy đích, làm cho máy này bị quá tải, khi người dùng truy cập vào sẽ cảm giác chạy chậm hơn hoặc thậm chí là không thể truy cập vào được.
Còn khái niệm botnet ý để chỉ mạng máy tính bao gồm các thiết bị mà hacker đã chiếm quyền điều khiển, các thiết bị này đã bị nhiễm mã độc và có thể lây lan sang các thiết bị khác. Trong mạng botnet sẽ có rất nhiều thiết bị, có thể lên đến hàng triệu máy tính, các hacker tận dụng mạng botnet để sử dụng cho mục đích tấn công DDoS hoặc các công việc khác mà mang lại lợi ích riêng cho họ.
Các thiết bị IoT đang là nguồn tất công DDOS
Đối với các khái niệm liên quan thì bạn có thể lên mạng tìm kiếm thêm thông tin, mình không đi chuyên sâu vào từng mục. Nếu bạn đang cảm thấy mình truy cập vào mạng chậm thì bạn có thể kiểm tra xem máy tính của bạn có nhiễm mã độc hay không, modem hay switch nhà bạn có bị gì hay không? Nếu bạn đang kết nối camera an ninh thì bạn cũng có thể suy nghĩ tới chuyện chiếc camera này đã bị chèn mã độc.
Truy cập mạng chậm ở đây là truy cập vào trang web nào cũng vậy, nếu bạn truy cập trang web này chậm nhưng trang khác thì nhanh thì đó là do trang web chứ không phải do mạng nhà bạn. Trường hợp có trang web truy cập nhanh, có trang lại truy cập chậm cũng có thể do nhà mạng hạn chế bạn truy cập vào một vài địa chỉ IP đặc biệt.
Xem thêm: Một vài mẹo bảo mật WordPress
Đối với bảo mật cho WordPress cũng vậy, bảo mật là bảo mật toàn diện chứ không riêng gì mã nguồn hay hosting bạn đang dùng, mà ngay cả các thiết bị có kết nối internet tại nhà bạn và máy tính bạn thường xuyên dùng để đăng nhập vào hệ thống.
Xem thêm bài viết của CloudFlare về thống kê các cuộc tấn công bằng thiết bị IoT trong đó camera an ninh là chủ yếu.
Đã có nhiều cảnh báo đối với người dùng rằng các thiết bị bạn đang dùng tại nhà như modem hay switch đều bị các hacker chiếm dụng, khi bạn thực hiện bất kỳ một thao tác nào trên máy tính hoặc các thiết bị mà có kết nối mạng internet ra bên ngoài thì rất có thể thông tin của bạn đã bị lộ.
Để giảm thiểu tình trạng mất an toàn thông tin thì bạn nên dùng phần mềm chính hãng, hạn chế dùng các công cụ crack, keygen hay patch,… Nếu có điều kiện thì mua các thiết bị thuộc các công ty lớn uy tín thay thế cho các thiết bị “rẻ tiền” mà bạn đang sử dụng. Mình lấy ví dụ cụ thể là mua modem hay switch xịn của Cisco để bảo đảm an toàn thay vì dùng hàng giá rẻ.