Bất cứ một sản phẩm phần mềm nào cũng vậy, bạn sử dụng một thời gian thì sẽ có phiên bản mới và bạn cần phải cập nhật lại. Bài viết này Sáu sẽ hướng dẫn cho bạn cách cập nhật WordPress một cách an toàn nhất.
Không phải ai cũng biết cách nâng cấp lên phiên bản mới của WordPress, ngoài ra còn có các phiên bản cập nhật của giao diện và plugin. Bài viết này sẽ thật sự cần thiết cho những bạn mới bước đầu tập làm quen với WordPress.
Đối với WordPress, các nhà phát triển đã tạo điều kiện làm sao cho người sử dụng dùng mã nguồn này một cách dễ dàng nhất. Do vậy, chức năng cập nhật đã được thêm vào bảng điều khiển. Nhưng đôi lúc vì một lý do nào đó mà công việc cập nhật của bạn sẽ không được thực hiện trơn tru, bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để giải quyết các lỗi này, hậu quả là làm ảnh hưởng tới lượng truy cập cho blog của bạn.
Việc này sẽ dễ dàng hơn nếu như trên blog của bạn đang dùng mọi thứ đều là mặc định, nghĩa là bạn sử dụng giao diện mặc định và những plugin mà WordPress đã kèm sẵn trong bộ cài đặt, bạn không sử dụng một giao diện nào khác hoặc cài quá nhiều plugin vào blog. Plugin là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc gây lỗi khi bạn cập nhật cho WordPress, do vậy bạn nên thận trọng khi sử dụng quá nhiều plugin.
Mục lục nội dung
Nên cập nhật khi nào
WordPress có chức năng thông báo cho bạn khi nào có phiên bản WordPress mới hoặc các phiên bản giao diện và plugin mới. Nhưng đừng vì thấy thông báo mà cập nhật liền nhé, hãy chú trọng vào những gì bạn đang thực hiện hàng ngày nhiều hơn, đó là viết bài mới cho blog của bạn.
Công việc cập nhật chỉ nên thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ bạn sẽ cập nhật các phiên bản mới trong vòng 1 tháng hoặc 2 tháng.
Đọc hướng dẫn trên trang chủ WordPress
Hầu hết các cảnh báo cũng như hướng dẫn đều nằm trong nội dung bài viết được đặt trên trang Codex của WordPress. Bạn sẽ tìm thấy những hướng dẫn cập nhật WordPress một cách rõ ràng và tuần tự theo đường dẫn mà Sáu đã đăng ở đây.
Nên nhớ rằng bạn phải luôn luôn đọc trang này trước khi bạn cập nhật lên phiên bản mới, tuy mọi khi bạn cập nhật thì mọi thứ đều bình thường, nhưng biết đâu một ngày nào đó WordPress có những thay đổi lớn và họ cảnh báo trên trang chủ mà bạn không đọc qua thì đó là một sai lầm lớn, hậu quả nếu bạn quên sao lưu cơ sở dữ liệu và các tập tin trước thì trang của bạn có khả năng không phục hồi được.
Tuy nhiên, tùy theo từng người mà tư đưa ra cho mình cách làm hợp lý nhất, không nhất thiết là bạn phải tuân theo hướng dẫn của WordPress.
Kiểm tra yêu cầu tối thiểu
Đây là thứ quan trọng nhất mà bất kỳ sản phẩm phần mềm nào cũng cần phải có, nếu như hệ thống của bạn không đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu của sản phẩm phần mềm mà bạn đang muốn sử dụng thì bạn sẽ không thể nào cài đặt được.
Bạn có thể xem thông tin yêu cầu tối thiểu của WordPress trên trang chủ của họ. Có thể ngày nay các nhà cung cấp dịch vụ hosting luôn cập nhật cấu hình cao hơn so với các sản phẩm được cung cấp từ các nhà phát triển web, nhưng dù sao thì bạn cũng nên xem trước qua thông tin này trước khi quyết định cài mới hoặc nâng cấp.
Sao lưu
Sao lưu cơ sở dữ liệu trước khi làm việc là chuyện cực kỳ quan trọng, bạn nên tập thói quen này nếu như bạn không muốn một ngày nào đó trang của bạn bị hỏng và không thể nào phục hồi lại được.
Có khá nhiều plugin cho phép bạn thực hiện sao lưu cơ sở dữ liệu cho WordPress, bạn có thể tự tìm cho mình một plugin phù hợp để sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng phần mềm sao lưu cơ sở dữ liệu với cái tên Sypex Dumper, Sáu cũng đang sử dụng phần mềm này và thấy rất hài lòng về nó.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiến hành sao lưu các tập tin và thư mục trên hosting của bạn, có thể là 3 hoặc 4 tháng sao lưu một lần cũng được, nếu trang của bạn được cập nhật thường xuyên thì nên rút ngắn thời gian sao lưu lại thành 1 tháng là tốt nhất.
Cập nhật plugin và giao diện
Cũng vì plugin và giao diện mà bạn đang sử dụng không tương thích với WordPress phiên bản mới, vậy nên bạn hãy cập nhật plugin và giao diện trước rồi sau nó mới tiến hành cập nhật phiên bản mới cho WordPress.
Ngoài ra, nếu bạn muốn an toàn hơn thì có thể tàm ngưng hoạt động của các plugin lại trước khi bạn nâng cấp cho WordPress. Sau khi mọi chuyện hoàn tất thì bạn có thể kích hoạt lại các plugin đang dùng.
Cập nhật WordPress
Cuối cùng bạn hãy tiến hành cập nhật phiên bản mới cho WordPress, có 2 lựa chọn cho bạn để cập nhật cho WordPress. Một là bạn cập nhật tự động từ bảng điều khiển của WordPress, hai là bạn có thể tải bản cài đặt từ trang chủ của WordPress và sau đó upload lại lên trên hosting của bạn với tùy chọn chép đè lên các tập tin cũ, sau đó làm mới trang blog và cập nhật cơ sở dữ liệu.
Cho dù bạn thực hiện theo cách nào đi nữa thì hãy thực hiện theo những gì Sáu hướng dẫn bên trên trước khi nâng cấp, quan trọng nhất vẫn là sao lưu cơ sở dữ liệu trước khi làm.
Tóm lại
Việc nâng cấp cho WordPress hoàn toàn đơn giản, tuy vậy không phải ai cũng biết cách làm thế nào để cập nhật cho WordPress một cách an toàn. Trên đây là một vài bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để đảm bảo rằng nếu việc cập nhật có bị lỗi thì bạn cũng có thể phục hội lại cho blog như trạng thái ban đầu.
Sau khi cập nhật thành công thì bạn có thể sao lưu lại lần nữa để cất giữ bản cập nhật mới. Ngoài ra nếu bạn là nhà phát triển cho WordPress thì nên xem qua các thay đổi về các hàm sử dụng trong thiết kế giao diện và plugin.
Cám ơn anh sáu nha, bài viết có vẻ như đầy thận trọng dành cho các admin. Nhưng em thấy cập nhật phiên bản cũng khá là đơn giản đấy.^!^
Chào bạn có thể cho mình hỏi tại sao khi đổi domain các hình trong bài post hay page đều sai đường dẫn hình cụ thể là vẫn để domain cũ/wp-content/upload/…. mặc dù trong mục media các đường dẫn hình đều đã đổi tên sang domain mới.Có cách nào khắc phục không? Chân thành cám ơn bạn
Vì khi bạn add media vào bài viết thì đó là link cố định, thông tin này đã được lưu vào CSDL. Chỉ còn cách bạn sửa bằng tay hoặc chạy lệnh SQL để thay đổi tất cả.
Thanks ! bài viết rất hay !
Thanks bạn!
hi bạn! bạn cho mình hỏi: “khi cập nhật WP lên 4.0 có bị mất giao diện và những thứ khác của web mình k?”
Tùy vào giao diện và các plugin bạn đang dùng có tương thích với WordPress 4.0 hay không.
Không có hướng dẫn cụ thể bằng hình ảnh ah ad ơi, mình đang cần hướng dẫn cụ thể để update.
Thanks
Chỉ cần backup dữ liệu lại trước là thực hiện update thoải mái. Backup thì có thể backup bằng tay hoặc thông qua trình quản lý của cPanel.
rất hay, cảm ơn tác giả
Em muốn update cho website của Cty, có anh chị nào có thể sao lưu dữ liệu và cập giúp em được không? Chi phí như thế nào giúp em luôn ạ?
Thanks
Bạn chỉ cần vào sao lưu dữ liệu lại sau đó vào admin update bình thường thôi mà?
https://hocwp.net/guide/huong-dan-sao-luu-du-lieu-tren-cpanel/
Ko an toàn bạn ơi, sợ lỗi và sẽ mất hết dzữ liệu…
Mình muốn nhờ DV cho đảm bảo
Thanks bạn
Vậy bạn gửi liên hệ vào địa chỉ email [email protected] nhé. Cảm ơn bạn.
Cái phần sao lưu trên Cpanel này mình đã làm rồi… Sau khi tải 2 phần về… Mình bung ra 2 cái dữ liệu đó xem thì ko được. Mất đâu gần cả 1/2 dữ liệu luôn bạn…
Nếu bạn quan tâm và cam kết làm ko bị mất dữ liệu của Cty mình thì báo giá qua mail cho mình.
[email protected]
Cảm ơn bạn
Bên mình đã gửi mail cho bạn rồi nhé.