Hầu hết kỹ sư xây dựng có chuyên môn trong một loại dự án cụ thể như tòa nhà thương mại, cầu cống, đường xá, nhà máy xử lý nước thải ngầm, hệ thống cơ khí hoặc điện. Tuy nhiên, dù gắn với mảng chuyên môn nào, kỹ sư xây dựng cũng cần có tập hợp kỹ năng chung để làm việc hiệu quả và nâng cao trình độ. Nếu bạn đang nuôi ước mơ trở thành kỹ sư xây dựng, đọc bài viết dưới đây của https://joboko.com trước lựa chọn các kỹ năng quan trọng để trình bày trong CV xin việc.
Nếu bạn sở hữu các kỹ năng dưới đây, đừng quên đưa vào CV ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng để tăng khả năng cạnh tranh và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Mục lục nội dung
1. Kỹ năng quản lý
Khi bạn có kinh nghiệm hơn hoặc chức vụ cao hơn, trách nhiệm sẽ nặng nề hơn, có khả năng bạn sẽ đảm nhận quản lý dự án, lãnh đạo một nhóm nhỏ hoặc toàn bộ phận. Để thành công ở cương vị này, ngoài trình độ nghiệp vụ, bạn còn cần phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo, bao gồm khả năng quản lý nhiều nhân viên có tính cách và trình độ khác nhau trong dự án quan trọng. Bạn cũng cần biết cách tạo động lực cho nhóm và khai thác thế mạnh của từng cá nhân, đặc biệt khi có giới hạn về thời gian và/hoặc tài chính.
2. Tư duy phân tích
Tất cả kỹ sư xây dựng giỏi và thành công đều sở hữu kỹ năng phân tích vượt trội và đưa ra phương pháp thực hiện các hạng mục dự án hiệu quả. Bản chất của họ là ham học hỏi và thích giải quyết các vấn đề phức tạp.
3. Kỹ năng chuyên môn
Một kỹ sư xây dựng có trình độ phải giỏi toán học và vật lý để xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp. Bất cứ sai lầm nào cũng có thể dẫn tới sự cố thảm khốc và gây nguy hiểm đến tính mạng con người, vì thế điều quan trọng là họ phải biết mình đang làm gì.
Ngoài ra, kỹ sư xây dựng còn cần thông thạo nhiều kỹ thuật thiết kế khác nhau, làm việc với bản đồ, bản vẽ, mô hình, bản thiết kế và phần mềm CAD. Họ phải dự đoán tương đối chính xác các vấn đề xảy ra trong tương lai và thực hiện các giải pháp để ngăn chặn chúng.
4. Giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu ở bất cứ vị trí nào, đối với kỹ sư xây dựng lại càng quan trọng hơn. Họ phải làm việc và tương tác liên tục với các bên liên quan, bao gồm quản lý công trình, kiến trúc sư, nhà đầu tư và các bên khác. Họ có trách nhiệm giải quyết các sự cố kỹ thuật, báo cáo tình hình và trả lời thắc mắc từ phía nhà thầu, khách hàng và ban lãnh đạo công ty trong các cuộc họp; đề xuất phương án tối ưu chi phí.
5. Đàm phán, thương lượng
Đàm phán, thương lượng không chỉ là kỹ năng cần thiết đối với khối ngành kinh tế, mà còn là kỹ năng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn trở thành một kỹ sư xây dựng thành công. Bạn là người gắn kết các thành viên trong nhóm lại với nhau, hòa giải các mâu thuẫn, bất đồng, nhất là khi phát sinh xung đột trong nhóm dự án. Về đối ngoại, bạn cần khả năng đàm phán các giao dịch với nhà cung cấp để giảm thiểu chi phí cho một dự án.
6. Quản lý thời gian hiệu quả
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một kỹ sư xây dựng là quản lý thời gian. Các dự thi công phức tạp đòi hỏi tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả nếu muốn dự án đó hoàn thành đúng hạn và trong phạm vi dự toán ngân sách. Từng thành viên trong nhóm phải bám sát tiến độ để đáp ứng deadline công việc.
7. Giải quyết vấn đề
Đây là kỹ năng cần sử dụng trong công việc hàng ngày trong nghề kỹ sư xây dựng. Bạn phải ứng phó với các vấn đề bất ngờ xảy ra như vỡ đường ống nước, giao nguyên vật liệu chậm hoặc các vấn đề về nhân công. Chìa khóa thành công trong các tình huống này là khiến tất cả các bên liên quan tham gia giải quyết vấn đề kịp thời, đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Với những kỹ năng cụ thể trên đây để ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng các bạn cùng tham khảo chi tiết mẫu cv xin việc đúng chuyên ngành để tiến hành hoàn thiện hồ sơ xin việc tốt nhất. Hơn nữa bạn có thể tải trực tiếp các mẫu Cv về để tránh mất nhiều thời gian soạn thảo nhé.
đây chính là bài viết rất có ích đối với mình từ nội dung cho đến hình ảnh, mình đã xem qua và thấy thật sự tốt, bạn tiếp tục chia sẽ nhiều hơn nhé. cám ơn bạn rất nhiều.