Hiểu thêm về metadata trong WordPress

Cập nhật lần cuối vào

Metadata là thứ rất quan trọng đối với WordPress, nó giúp một đối tượng có thêm nhiều thuộc tính khác nhau, nhờ có metadata mà WordPress có thể được tùy biến và mở rộng một cách dễ dàng, bài viết này mình sẽ trò chuyện thêm với các bạn một chút về metadata trong WordPress.

WordPress metadata

Đầu tiên, nếu bạn chưa hiểu được metadata là gì thì mình sẽ giới thiệu qua cho bạn một chút về nó, mình không nói đến khái niệm mà chỉ đưa ra ví dụ cụ thể. Ví dụ bạn có đăng một sản phẩm trên WordPress, các thông số của sản phẩm như giá, hình ảnh thumbnail, trọng lượng, trình trạng hàng hóa trong kho,… tất cả các thuộc tính mở rộng đó là metadata; nó nhằm bổ sung, giải thích cụ thể hơn cho đối tượng.

Bảng chú thích metadata trong WordPress

Từ trước tới nay thì WordPress có dùng metadata cho 3 đối tượng chính, đó là: post_type metadata, user metadata, comment metadata. Trong này còn có thêm links nữa, nhưng cái này đã được WordPress ẩn đi, mình không đề cập tới luôn, links cũng ít khi được dùng.

Sắp tới đây, trong WordPress 4.4 sắp phát hành, WordPress sẽ bổ sung thêm metadata cho term. Đây là một bước tiến lớn của WordPress, sau nhiều năm trời kể từ lúc cộng đồng đề nghị tích hợp thêm term_meta vào bộ nhân của WordPress, cho mãi tới cuối năm 2015 thì WordPress mới thực hiện điều này. Có thêm term_metaREST API trong phiên bản 4.4, WordPress được ví như là “hổ chắp thêm cánh”. Qua đó bạn có thể thấy được tầm quan trọng của term_meta, với term_meta bạn có thể thêm icon cho chuyên mục, thêm thumbnail cho chuyên mục, thêm màu sắc cho chuyên mục,… và còn nhiều cái khác bạn có thể thêm được vào term để mở rộng chức năng, làm cho giao diện phong phú hơn.

Nếu như trước kia, kể từ phiên bản WordPress 4.3 về trước, bạn vẫn có thể thêm được thuộc tính cho term nhưng đều là không chính thức vì bạn phải tạo table mới hoặc là lưu vào bảng _options của WordPress.

Các bảng metadata trong cơ sở dữ liệu

Các bảng metadata trong cơ sở dữ liệu sẽ được đặt tên như sau: $prefix_{object}meta. Ví dụ blog của bạn có table prefix là wp_ thì bảng metadata của user sẽ là wp_usermeta, tương tự đối với các đối tượng khác sẽ là wp_termmeta, wp_commentmeta, wp_postmeta.

Nếu sau này WordPress có định nghĩa các đối tượng khác thì các hàm metadata và table trong cơ sở dữ liệu cũng sẽ có cấu trúc như thế. Trong mỗi table metadata sẽ có các cột cụ thể như sau: meta id, object id, meta key và meta value. Bạn sẽ sử dụng các hàm trong bảng chú thích mình gửi bên trên để thực thi việc nhập và xuất metadata.

Kết luận

Metadata là chức năng rất tuyệt vời, nhờ có sử dụng metadata mà bạn có thể mô tả bài viết hoặc sản phẩm một cách chi tiết hơn, cấu trúc cũng như cú pháp giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu, các hàm nhập xuất là tương tự nhau, tùy vào đối đượng bạn muốn thay đổi mà sử dụng hàm cho hợp lý.

Bạn có thể thêm và xóa metadata thông qua plugin hoặc giao diện, nhưng dù cho bằng phương pháp nào đi nữa, đối với các metadata hay được sử dụng như đếm lượt xem thì bạn nên thống nhất dùng chung meta_key với các lập trình viên khác, từ đó chúng ta có thể kế thừa và phát triển tiếp, không phải cứ mỗi người thì dùng một key khác nhau, để rồi một thuộc tính chung mà có tùm lum giá trị.

Theo dõi
Thông báo của
guest

5 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Góc Cuộc sống
8 năm trước

Cảm ơn nhé mình đang cần ^_^ mới tập tành wordpress thôi 😀

Dịch vụ tối ưu WordPress 0987.342.124

Good ! mình là manager của trang https://www.hoangweb.com bạn có thể hướng dẫn mình ko? thanks! add zalo 0987.342.124

www.hoangweb.com
5 năm trước

Cảm ơn bạn!

huy hon
huy hon
5 năm trước

ok