Hướng dẫn cài WordPress bởi SB Team

Cập nhật lần cuối vào

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách cài đặt WordPress được thực hiện bởi SB Team, thật ra thì cài đặt WordPress bởi SB Team hay là cài đặt WordPress thông thường thì nó cũng không khác nhau là mấy, bạn chỉ cần nắm các bước cơ bản nhất là bạn hoàn toàn có thể tự tay cài đặt cho các trang web của bạn.

WordPress code logo

Để có thể hiểu thêm về quá trình cài đặt blog WordPress, bạn có thể tham khảo một vài bài viết mà mình đã đăng trên website Học WordPress trước đây.

Như vậy, sau khi bạn tham khảo qua các bài viết trên thì bạn sẽ có được một số kiến thức cơ bản trong khâu cài đặt và cấu hình blog WordPress. Bây giờ, bạn tiếp tục đọc xuống nội dung của bài viết bên dưới để biết cách cài đặt các dữ liệu mẫu của SB Team lên hosting của bạn.

Hướng dẫn cài WordPress bởi SB Team

Đối với những bạn khi cài mới hoàn toàn trang web thì SB Team sẽ gửi cho các bạn một tập tin nén dưới dạng .zip. Tập tin này có nội dung là toàn bộ website WordPress mẫu, bao gồm cả tập tin cơ sở dữ liệu bên trong. Sau khi tải tập tin .zip này về trên máy tính của bạn, bạn có thể giải nén ra và cài đặt thử trên localhost trước.

Bước 1: Bạn đăng nhập vào bảng điều khiển của hosting và tạo một cơ sở dữ liệu mới. Sau khi đã tạo cơ sở dữ liệu rồi thì bạn gán tài khoản đăng nhập cho cơ sở dữ liệu này nếu cần thiết. Tiếp đến bạn đăng nhập vào trong bảng điều khiển của phpMyAdmin và import cơ sở dữ liệu được gửi kèm trong thư mục bạn vừa giải nén.

Cách import cơ sở dữ liệu trong phpMyAdmin

Sau khi bạn đã đăng nhập vào phpMyAdmin thì bạn chọn tên cơ sở dữ liệu cần cài đặt, bạn chọn tab Import và nhấn nút Browse… để chọn tập tin cơ sở dữ liệu trên máy tính của bạn.

Sau khi đã chọn được tập tin cơ sở dữ liệu rồi thì bạn kéo xuống bên dưới và nhấn chuột vào nút Go để hệ thống tiến hành import nội dung cho cơ sở dữ liệu của bạn.

Bước 2: Bạn dùng phần mềm FileZilla hoặc dùng trình quản lý Files của hosting để đưa toàn bộ tập tin lên hosting, ở đây mình khuyên bạn nên dùng phần mềm FileZilla cho dễ nhé, nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng bất cứ cách nào mà bạn thích.

Bạn mở tập tin wp-config.php lên và sửa lại các thông số kết nối đến cơ sở dữ liệu:

// ** MySQL settings - You can get this info from your web host ** //
/** The name of the database for WordPress */
define('DB_NAME', 'ten_csdl');

/** MySQL database username */
define('DB_USER', 'user_csdl');

/** MySQL database password */
define('DB_PASSWORD', 'pass_csdl');

/** MySQL hostname */
define('DB_HOST', 'localhost');

Bạn sửa lại các thông tin bên trên trong tập tin wp-config.php, các thông tin bao gồm tên cơ sở dữ liệu, tài khoản đăng nhập cơ sở dữ liệu, mật khẩu cho tài khoản đăng nhập cơ sở dữ liệu và địa chỉ host của cơ sở dữ liệu nếu hosting của bạn có địa chỉ khác localhost. Sau khi sửa xong thì bạn upload tập tin wp-config.php đè lên tập tin cũ trên hosting. Yêu cầu để trang web mới có thể chạy được:

  • Bạn đã có hosting và đã trỏ tên miền của bạn về hosting này.
  • Bạn đã tạo cơ sở dữ liệu và import cơ sở dữ liệu như mình hướng dẫn bên trên.
  • Bạn đã upload toàn bộ tập tin và chỉnh sửa thông tin kết nối đến cơ sở dữ liệu.
  • Bạn đã cập nhật lại thông tin tên miền cho blog mới này.

Sau khi làm xong tất cả các bước tên thì bạn truy cập vào tên miền mới, nếu bạn làm đúng hết tất cả các bước thì blog của bạn sẽ hoạt động như bình thường, ngược lại nếu bạn chỉ cần làm thiếu một bước bất kỳ thì coi như blog của bạn không thể chạy được.

Chú ý: Bước thay đổi tên miền cho WordPress bạn có thể áp dụng bài viết hướng dẫn thay đổi tên miền cho WordPress hoặc bạn có thể dùng hàm như mình hướng dẫn bên dưới.

Nếu bạn muốn sử dụng hàm này thì bạn nên dùng để thử trước nhé, nếu sau khi dùng hàm này mà hệ thống vẫn không hoạt động được thì bạn mới tiến hành thay đổi tên miền bằng tay.

Bạn mở tập tin functions.php của giao diện lên và thêm vào hàm bên dưới:

SB_Core::change_url(array('site_url' => 'http://ten-mien-cua-ban.com'));

Bạn thêm vào hàm trên và lưu lại, sau đó chép đè tập tin functions.php lên file cũ trên hosting. Bạn truy cập vào tên miền mới của bạn, thử refresh trang vài lần xem hàm bên trên có hoạt động tốt hay không, nếu bạn thấy mọi thứ đã hiển thị giống demo thì bạn đã thành công.

Sau khi làm xong rồi thì bạn xóa hàm bên trên đi, lưu tập tin functions.php lại và chép đè lên một lần nữa trên hosting. Bây giờ bạn chỉ cần thay đổi lại thông tin menu, xóa các bài viết mẫu và cập nhật lại thông tin cấu hình giao diện trong mục Theme Settings trong menu SB Options.

Cài đặt giao diện SB Options

Bên trong mục Theme Settings này sẽ có các chức năng cho phép bạn thay đổi hiển thị mà giao diện có hỗ trợ. Ngoài ra thì bạn còn phải thay đổi Menus và các Widgets trong menu Appearance, bạn có thể xem qua bài viết hướng dẫn sử dụng dashboard trên blog HocWP.

Riêng các tính năng hỗ trợ riêng cho từng giao diện thì SB Team sẽ gửi hướng dẫn cài đặt kèm theo qua địa chỉ email. Nếu bạn chưa cài đặt được WordPress thì cứ gửi bình luận lại bài viết này để nhờ mọi người giúp đỡ nhé. Chúc bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận